MỐI Tên khoa học Isoptera, là một nhóm côn trùng có họ hàng gần với gián Mối là nhóm côn trùng có “tính xã hội” cao. Chúng lập thành vương quốc sớm nhất.
Là côn trùng hoạt động ẩn náu, theo đàn. Trên thế giới có hơn 2700 loài mối, thường thấy nhất là mối nhà, mối đất cánh đen. Trong một tộc đoàn mối, mỗi nhóm cá thể thực hiện các chức năng riêng biệt được gọi là thành phần đẳng cấp. Đàn mối chỉ tồn tại khi có đủ các thành phần đẳng cấp.
Thời gian sinh sản của mối
Vào đầu tháng 5, tháng 6 hằng năm, mối cánh dài từ trong tổ bay ra, bay không lâu thì rụng cánh và bò, mối đực tìm mối cái giao phối, gặp hoàn cảnh thích hợp thì chui vào tổ sinh nở. Mối đực là mối chúa, chuyên giao phối, mối cái là mối hậu, chuyên đẻ trứng; chúng là cơ sở sinh sôi đàn mối cho tổ mới. Sau khi làm tổ 10 ngày thì bắt đầu đẻ trứng, một tháng sau ấu trùng ra đời, sau hai tháng, qua mấy lần lột xác lớn lên thành mối thợ và mối lính.
Các tổ mối
– Mối sống trong gỗ: Loại tổ mối này thường làm trong gỗ hoặc trong cành cây khô không liên hệ với đất.
– Mối sống trong đất: Chúng thường dựa vào đất để làm tổ, thường ở gần phần rễ của cây hoặc trong cột gỗ chôn trong đất, tổ của nhóm mối này thường chìm trong đất hoặc nửa nổi nửa chìm trong đất.
– Mối sống trong gỗ và đất: Tổ được xây dựng trong gỗ nhưng vẫn có đường giao thông nối với đất để lấy nước.
Về tổ chức xã hội của loài mối
Mối chúa (Mối hậu)
Chuyên làm nhiệm vụ sinh sản
Đầu nhỏ, bụng to (có thể dài từ 12–15 cm). Bộ phận sinh dục phát triển
Mối hậu có thể sống 10 năm; lúc đầu đẻ ít trứng, sau 4-5 năm, bộ phận sinh dục trưởng thành, mỗi ngày có thể đẻ ra 8000-10000 trứng.
Mối thợ
Cơ thể nhỏ các chi phát triển.
Mối thợ chiếm số đông, tới 70-80% trong đàn mối, gánh vác mọi công việc trong vương quốc như xây tổ, làm đường, chuyển trứng, hút nước nuôi nấng mối non…
Mối thợ dùng đồ ăn và bùn, qua gia công kỹ lưỡng cho dính vào nhau để xây tổ. Có tổ chính và tổ phụ, là nơi chủ yếu để đàn mối sinh hoạt tập thể và sinh sống. Ở châu Phi có loài mối xây tổ trên mặt đất thành gò mối cao đến 10 m và rất chắc chắn, tựa như pháo đài, thành luỹ vậy.
Mối lính
Mối lính phân hóa từ mối thợ. Mối lính không nhiều, chủ yếu canh gác và tấn công. Cặp hàm trên mối lính rất phát triển (là vũ khí lợi hại của chúng), có con còn có tuyến hàm tiết ra dịch nhũ trắng, khi đánh nhau có thể phun chất dịch làm mê đối phương.
Giác quan hai bên miệng của mối lính rất đặc biệt, mất khả năng lấy mồi, khi cần thì mối thợ phải cho mối lính ăn.
Mối cánh
Đây là những cá thể sinh sản thành thục, sau khi bay phân đàn chúng cặp đôi tạo thành các tổ mối mới, độc lập với quần tộc cũ.
Về sự sinh trưởng
Mối thích ăn chất cellulose của gỗ. Mối thợ có giác quan hai bên miệng kiểu nhai đặc biệt, vòm họng rất chắc. Chất cellulose của gỗ khó tiêu hoá nhưng đường ruột mối có một loài siêu trùng tiết ra dung môi có thể phân giải cellulose thành đường cung cấp cho mối.
Thức ăn của mối chủ yếu có nguồn gốc từ thực vật, các loại nấm được cấy trong tổ. Quá trình dinh dưỡng của mối diễn ra như sau: Thức ăn do mối thợ nuốt vào trong cơ thể sau đó mối thợ đem thể dịch thức ăn đã được tiêu hoá hoặc tiêu hoá một phần trong cơ thể ựa ra đường miệng hoặc bài tiết ra đường hậu môn để bón cho mối vua, mối lính, mối non, mà bản thân chúng cũng không lấy được thức ăn giữa nhứng mối thợ cũng bón cho nhau bằng miệng. Quá trình tiêu hoá thức ăn diễn ra như vậy là nhờ trong ruột mối có những vi sinh vật cộng sinh và những vi sinh vật này có khả năng phân huỷ Xenlulo thành monoacarit là sản phẩm mà mối có thể hấp thụ được.
Tập quán của chúng là liếm và ăn phân lẫn nhau nên vi sinh vật cộng sinh cũng chuyển từ ruột con mối này sang ruột con mối khác. Trong trường hợp những con mối thợ nuốt phải chất độc chúng lại ựa ra bón cho nhau và liếm, ăn phân của nhau chúng sẽ bị chúng độc lây truyền mà chết.
Tìm hiểu về loài mối – Tuổi đời – Sinh Sản bài viết được đăng bởi Tin tức – Công Ty Diệt Mối – Côn Trùng Hoa Lâm
facebook
twitter
google+
fb share