Muỗi – tên gọi gây ám ảnh đối với rất nhiều người bởi nó chính là tác nhân gây ra nhiều mầm bệnh nguy hiểm đến con người, muỗi là vật thể trung gian truyền bệnh giữa người với động vật, giữa người với người. Các bệnh do loài côn trùng này mang lại có thể gây tử vong như: sốt xuất huyết, sốt rét, sốt vàng da,…
Hoạt động, sinh sôi và phát triển mạnh vào mùa mưa, hàng năm ở Việt Nam có hàng trăm người bị bệnh sốt rét và sốt xuất huyết, và có nhiều trường hợp đã tử vong do không cứu chữa kịp thời. Người ta ước tính muỗi đã lan truyền bệnh cho khoảng 70 triệu người ở các nước Châu Phi, Nam Phi, Trung Phi, Mexico và phần lớn các nước châu Á.
Lịch sử ghi nhận, trước khi việc lan truyền bệnh của muỗi được kiểm soát, chúng đã gây ra hàng triệu cái chết và hàng trăm ca lây nhiễm trên khắp thế giới. Người ta đã chứng minh muỗi là tác nhân lây truyền bệnh sốt vàng da và sốt rét từ người sang người ở Cuba sau đó lan truyền qua kênh đào Panama vào đầu thập niên 1990.
Trên thế giới, bệnh sốt rét là loại bệnh nguy hiểm khi dẫn đầu về số ca tử vong ở người đặc biệt là trẻ em dưới 5 tuổi, có khoảng 5,3 triệu người chết mỗi năm vì bệnh sốt rét. Ngoài ra, hầu hết các loài muỗi đều mang kí sinh trùng giun chỉ, loài kí sinh trùng gây nên biến dạng trên cơ thể như sưng phù (bệnh chân voi). Chưa hết, muỗi còn là tác nhân lan truyền bệnh viêm não (do các Arbovirus). Khi muỗi hút máu, chúng bơm nước bọt có chứa chất chống đông máu vào, nếu muỗi có chứa virut, thì virut này sẽ theo nước bọt đi vào cơ thể. Theo thời gian nó gây ra những bệnh mỗi lúc mỗi nguy hiểm, điển hình là dịch bệnh Zika mới bùng phát trong những năm gần đây.
Với mối nguy hại lớn như thế thì các biện phát phòng và diệt muỗi luôn được mọi người tích cực quan tâm tìm hiểu Các biện pháp phòng ngừa và diệt muỗi hiện đang được tích cực triển khai và đem lại kết quả bước đầu. Tuy nhiên hiện vẫn còn tồn đọng nhiều rủi ro trong quá trình diệt muỗi, đặc biệt khi dùng hóa chất phun xịt. Chính vì vậy, những phương pháp dân gian rất được đề cao. Trong số những phương pháp truyền thống như dùng nhang muỗi, tinh dầu xả,… thì phương pháp đuổi muỗi bằng vỏ cam được khá nhiều người ưa chuộng.
Trái cam ngoài giúp chúng ta giải khát, bổ sung vitamin C thì vỏ của chúng còn được tận dụng hiệu quả triệt để như khử mùi, phòng bệnh về da, chữa hôi miệng, phòng bệnh hô hấp và ngay cả đuổi muỗi. Cùng họ với cam là chanh, quýt, bưởi,… cũng có tác dụng tương tự bởi lớp vỏ của chúng chứa loại tinh dầu đặc biệt hữu dụng. Quay lại với chủ đề phòng trừ muỗi, bài viết này sẽ hướng dẫn cho các bạn tận dụng vỏ cam để đuổi muỗi một cách an toàn, đơn giản lại vô cùng hiệu quả.
1. Chà trực tiếp trên da
Đây là cách đầu tiên và cũng là cách đơn giản nhất. Trong trường hợp phải hoạt động lâu trong môi trường có nhiều muỗi thì bạn chỉ cần lấy một mẩu vỏ cam và chà xát trên da. Tinh dầu vỏ cam sẽ khiến lũ muỗi đáng ghét tự động tránh xa bạn.
2. Đốt vỏ cam
Đây là cách vừa khiến lũ muỗi đáng ghét phải tránh khỏi nhà bạn vừa là cách giúp cho căn nhà của bạn tràn ngập mùi thơm dễ chịu. Sau khi ăn cam xong thì các bạn đừng vội bỏ phần vỏ nhé. Hãy giữ chúng lại rồi phơi khô ngoài nắng. Sau khi vỏ cam đã khô thì hãy đặt chúng vào một cái nồi r đặt ở góc phòng hoặc những nơi muỗi tiềm tang. Cuối cùng là đốt trực tiếp vỏ cam để chúng phát huy công dụng đuổi muỗi. Tinh dầu thơm trong vỏ cam rất hấp dẫn với con người, nhưng lại là thứ mà muỗi phải tránh xa. Tuy cách này chỉ tác dụng trong thời gian ngắn, chừng một buổi, nhưng nó cũng giúp không gian nhà bạn có mùi thơm dễ chịu hơn.
3. Làm nến vỏ cam
Cách này tuy có phức tạp hơn hai cách trên nhưng nó đem lại hiệu quả lâu dài hơn và còn góp phần trang trí cho ngôi nhà của bạn.
Các vật liệu cần chuẩn bị:
-Một trái cam, trái bưởi hoặc trái quýt.
-Một con dao dùng để tách vỏ cam.
-Bất kì loại dầu thực vật, dầu oliu, canola,…
Các bước thực hiện:
Bước 1: Tách vỏ cam ra làm hai
Đầu tiên, bạn cần nhẹ nhàng và cẩn thận tách vỏ cam ra làm hai nửa, sao cho chúng vẫn còn nguyên vẹn không bị nứt hoặc đứt. Việc làm này có thể thực hiện dễ dàng bằng một con dao sắt, cắt vào giữa quả cam, rồi lấy phần ruột của trái cam để làm thức uống rất bổ dưỡng cho sức khỏe.
Bước 2: Lắp đầy và thắp sáng
Tiếp theo, bạn đổ dầu thực vật vào phần vỏ cam đã tách ra, dùng phần lõi của vỏ cam để làm đỉnh của ngọn nến. Ngọn nến được làm từ vỏ cam này có thể dùng để thấp sáng cả ngày.
Bước 3: Phần trên của ngọn nến
Sau cùng, bạn sử dụng phần còn lại của vỏ cam để đậy phía trên của ngọn nến, nên khoét một lỗ ở phía trên đỉnh để cho khí nóng thoát ra ngoài. Khi đó ánh sáng màu cam sẽ có màu đẹp và nhẹ nhàng hơn.
Vậy là từ nay muỗi không còn là vấn đề đáng lo đối với gia đình của bạn. Hãy nhớ ăn cam xong thì đừng vội đổ vỏ nhé! Chúc các bạn thành công!
Đuổi muỗi bằng vỏ cam bài viết được đăng bởi Tin tức – Công Ty Diệt Mối – Côn Trùng Hoa Lâm
facebook
twitter
google+
fb share