Most Popular

DẤU HIỆU SỐT XUẤT HUYẾT Ở TRẺ EM, BỐ MẸ CẦN ĐƯA TRẺ ĐẾN NGAY CƠ SỞ Y TẾ GẦN NHẤT

Theo thống kê của Bộ Y Tế cho biết, từ đầu năm đến nay cả nước đã có 80.555 trường hợp sốt xuất huyết, 24 trường hợp tử vong, 70.000 trường hợp đang trong quá trình điều trị.

Riêng tại địa bàn TP.HCM đã có 16500 ca mắc sốt xuất huyết, ghi nhận tại Bệnh Viện Nhi Đồng 1 từ đầu năm đến nay đã có 3 trẻ tử vong vì dịch sốt xuất huyết. Đây cũng là tín hiệu đáng báo động cho mọi người dân để phòng tránh dịch do muỗi gây ra một cách phù hợp.

Bác sĩ Tuấn, trưởng khoa Bệnh Viện Nhi Đồng 1 cho biết về số ca sốt xuất huyết trong tháng 7/2017 vừa qua:





Chia sẻ của Bác sĩ Tuấn về tình hình dịch sốt xuất huyết vừa qua

Nếu những tháng trước chỉ 30-40 ca thì nay đã có 80-90 ca sốt xuất huyết nhập viện trong một tuần. So với cùng kỳ tháng 7 năm ngoái tăng gần gấp đôi, số ca sốc cũng tăng cao. Có trường hợp cả 3-4 người trong gia đình cùng mắc bệnh, hết người này xong đã đến người khác” Bác sĩ Tuấn chia sẻ

Theo các BS, tình trạng quá tải một phần là do tâm lý các bậc phụ huynh thường lo sợ nên đưa con đi thẳng đến tuyến trên dẫn đến công tác lọc bệnh nhân tại các cơ sở y tế địa phương chưa thực sự hiệu quả. Việc điều trị quá đông có thể dẫn đến nguy cơ lây nhiễm chéo.



Phần lớn các bệnh nhi đã nhập viện điều trị sốt xuất huyết năm nay đều bị giảm tiểu cầu và rối loạn đông máu, triệu chứng của xuất huyết. Nặng hơn, bệnh nhi có thể bị sốc.

Mỗi gia đình, mỗi người cần dành mỗi ngày 10-15 phút diệt lăng quăng. Muỗi vằn thường thích sống gần người, đẻ trứng trong lu vại, chỗ nước trong. Chúng ta có thể sử dụng những phương pháp dân gian như thả cá bảy màu, dùng hương xua muỗi hay dọn dẹp sạch sẽ nhà cửa” – BS Tuấn hướng dẫn.

Sau đây là những dấu hiệu nhận biết bị sốt xuất huyếtcách phòng chống lăng quăng-bọ gậy:

ĐAU ĐẦU, NHỨC MÌNH



Là những triệu chứng ban đầu của sốt xuất huyết. Chúng ta thường bỏ qua và cho rằng đó chỉ là mệt mỏi trong thời gian ngắn hoặc đau cơ… Tuy nhiên, trong thời điểm bắt đầu mùa mưa, dịch sốt xuất huyết bắt đầu tăng thì các bạn không nên xem thường những dấu hiệu này dù đó chỉ là những dấu hiệu mệt mỏi thông thường

SỐT 39 – 40 ĐỘ, KÉO DÀI 2 NGÀY TRỞ LÊN



Sốt là một trong những biểu hiện dễ thấy của bệnh sốt xuất huyết. Bệnh nhân thường sốt cao từ 39 – 40 độ, kéo dài 2 ngày trở lên. Ngoài ra, cơ thể còn xuất hiện kèm các triệu chứng mệt mỏi, chán ăn, đau bụng ở thượng vị hoặc hạ sườn phải… Đây là lúc các bạn nên đi khám ngay lập tức để phòng tránh và điều trị kịp thời nếu đã mắc bệnh.

XUẤT HUYẾT



Hiện tượng xuất huyết thường bắt đầu vào ngày thứ 2 khi mắc bệnh.

  • Xuất huyết ngoài da: xuất hiện các chấm xuất huyết, vết bầm tím, dễ nhận thấy nhất ở cẳng chân tay, lòng bàn tay, bàn chân… Đây là dấu hiệu dễ bị bỏ qua nhất vì nó cũng khá dễ nhầm lẫn với các bệnh khác như phát ban hay đơn giản là va đập thông thường.
  • Xuất huyết niêm mạc: chảy máu chân răng, chảy máu cam, đi tiểu ra máu…
  • Xuất huyết tiêu hoá: nôn ra máu, đi đại tiện ra máu…

SỐC, NÔN MỬA, ĐI NGOÀI RA MÁU

Đây gần như là dấu hiệu nặng nhất của bệnh, tuy nhiên lại rất dễ bị… bỏ qua bởi lúc đó, người bệnh thường đã ngưng sốt, các dấu hiệu của xuất huyết cũng không còn nữa. Biểu hiện lúc này là li bì, vật vã, chân tay lạnh, có thể kèm theo nôn mửa hoặc đi ngoài ra máu.

Khi có các dấu hiệu trên, các bạn không nên chủ quan mà hãy đi khám ngay, đồng thời theo dõi sát sao các biểu hiện của cơ thể để điều trị kịp thời.

CÁCH PHÒNG CHỐNG LĂNG QUANG-BỌ GẬY

Thường xuyên vệ sinh, đậy kín và thay nước hằng tuần tất cả các vật dụng chứa nước ăn uống sinh hoạt như bể, chum vại, lu, khạp… đựng nước.

  • Thả cá vào tất cả các vật dụng chứa nước để cá ăn bọ gậy/loăng quăng.
  • Bỏ muối vào bát kê chân chạn (tủ đựng chén bát), cho cát ẩm vào lọ hoa… để muỗi không có nơi sinh sản.
  • Vệ sinh môi trường xung quanh nhà ở: phát quang bụi rậm, khơi thông cống rãnh, san lấp các hố, vũng nước đọng…
  • Thu gom, tiêu hủy, chôn lấp, lật úp các dụng cụ phế thải, vật dụng chứa nước xung quanh nhà, ngoài trời như: hốc cây, chum vại chứa nước, máng nước cho gia cầm, gia súc uống, các loại dụng cụ phế thải có chứa nước như vỏ lon, đồ hộp, chai lọ, lốp xe hỏng…
  • Loại bỏ các hốc chứa nước tự nhiên như hốc cây, kẽ lá, gốc tre, nứa…
  • Xử lý các ổ lăng quăng ở các công trình xây dựng có tầng hầm dễ đọng nước, rác trên mặt đất, ven kênh rạch, có thể đọng nước mưa, hòn non bộ, chậu kiểng có chứa nước, các mảnh đất trống, có rào nhưng chưa xây dựng, nhiều rác, cỏ làm đọng nước…
  • Dùng sản phẩm diệt lăng quăng-bọ gậy:


SP được Bộ Y Tế tin dùng để diệt lăng quăng-bọ gậy
HOTLINE: 0983 723 836 (Mr.Hùng)

 

 


DẤU HIỆU SỐT XUẤT HUYẾT Ở TRẺ EM, BỐ MẸ CẦN ĐƯA TRẺ ĐẾN NGAY CƠ SỞ Y TẾ GẦN NHẤT bài viết được đăng bởi Tin tức – Công Ty Diệt Mối – Côn Trùng Hoa Lâm

About Công ty diệt mối, côn trùng Hoa Lâm

This is a short description in the author block about the author. You edit it by entering text in the "Biographical Info" field in the user admin panel.
    Blogger Comment
    Facebook Comment